<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Tài Liệu Lịch Sử : Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa Năm 1969
Tác giả: Sưu tầm trên Net

 

Tài Liệu Lịch Sử :  Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa Năm 1969

          Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa ngày 1 tháng 11 năm 1967–ngày 30 tháng 4 năm 1975

          Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam (1967-1975) là chính thể dân sự của Việt Nam Cộng Hòa thành lập trên cơ sở của bản Hiến pháp tháng 4 năm 1967 và cuộc bầu cử Ngày 3 tháng  9 năm 1967. Ngày 1 tháng 11 năm 1967 được xem là ngày chính thức thành lập nền Đệ Nhị Cộng Hòa.

          Đệ Nhị Cộng Hòa chấm dứt khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

          Chiếu theo Hiến pháp thì lập pháp có Quốc hội lưỡng viện :  Thượng viện có 30-60 nghị sĩ nhiệm kỳ 6 năm bầu theo liên danh lấy toàn quốc làm đơn vị độc nhất. Hạ viện có 100 đến 200 dân biểu nhiệm kỳ 4 năm bầu theo cá nhân căn cứ theo từng tỉnh.Chiếu theo Hiến pháp thì Hạ viện phải có 6 ghế dành cho người Việt gốc Miên, 6 người Thượng, 2 người Chàm, và 2 người thuộc dân tộc thiểu số miền núi Bắc Việt di cư vào Nam.

          Khóa đầu tiên Thượng viện năm 1967-1973 có 6 liên danh ;  mỗi liên danh là 10 người, tổng cộng là 60 nghị sĩ. Nguyễn Văn Huyền được bầu làm Chủ tịch Thượng viện.

          Khóa đầu tiên Hạ viện năm 1967-1971 có 137 dân biểu ;  Nguyễn Bá Lương trúng tuyển làm Chủ tịch Hạ viện. Năm 1971 số dân biểu tăng lên thành 159 ;  mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri. Trong Quốc hội vào thời điểm năm 1974 thì Thượng viện có 41 nghị sĩ thân chính phủ, 19 nghị sĩ đối lập ;  Hạ viện có 84 dân biểu thân chính phủ, 59 đối lập và 16 độc lập.

          Hành pháp bầu theo liên danh 2 người với nhiệm kỳ 4 năm, một người làm tổng thống và người kia phó tổng thống. Trong cuộc bầu cử năm 1967, liên danh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 34,8% số phiếu. Tuy nhiên nếu tính riêng Thủ đô Sài Gòn thì liên danh Trần Văn Hương - Mai Thọ Truyền nhiều phiếu nhất (151.102). Nhì là Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ (148.933) rồi Trương Đình Dzu - Trần Văn Chiêu (83.374). Tổng thống chỉ định Thủ tướng và Thủ tướng đệ trình danh sách Nội các để điều hành chính phủ. Nội các đầu tiên do Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc nhậm chức ngày 9 tháng 11 năm 1967.

          Thành phần chính phủ 1967-1968

          Thủ tướng Luật sư Nguyễn Văn Lộc

          Tổng trưởng Ngoại giao Bác sĩ Trần Văn Đỗ

          Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ

          Tổng trưởng Nội vụ Trung tướng Linh Quang Viên

          Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn Trung tướng Nguyễn Đức Thắng

          Tổng trưởng Tài chánh Lưu Văn Tính

          Tổng trưởng Kinh tế Trương Thái Tôn

          Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục Giáo sư Tăng Kim Đông

          Tổng trưởng Canh nông và Điền địa Tôn Thất Trình

          Tổng trưởng Chiêu hồi Nguyễn Xuân Phong

          Tổng trưởng Giao thông và Vận tải Lương Thế Siêu

          Tổng trưởng Công chánh Bửu Đôn

          Tổng trưởng Y tế Bác sĩ Trần Lữ Y

          Tổng trưởng Xã hội và Tỵ nạn Bác sĩ Nguyễn Phúc Quế

          Tổng trưởng Cựu Chiến binh Bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng

          Tổng trưởng Lao động Giáo sư Phó Bá Long

          Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Paul Nur

          Tồng trưởng Tư pháp Huỳnh Đức Bửu

          Sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Thủ tướng Nguyễn văn Lộc bị chỉ trích và ép từ nhiệm. Người được bổ lên thay là Thủ tướng Trần Văn Hương, nhậm chức ngày 28 tháng 5 năm 1968 nhưng đến 1 tháng 9 năm 1969 thì nội các của ông bị giải tán. Nội các thứ ba là của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm điều khiển chính phủ gần 6 năm (1969-75) cho gần đến khi nền Đệ Nhị Cộng hòa chấm dứt.

          Thành phần chính phủ 1969-1975

          Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ Đại tướng Trần Thiện Khiêm

          Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên

          Tổng trưởng Ngoại giao Dược sĩ Trần Văn Lắm

          Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ

          Tổng trưởng Thông tin Luật sư Ngô Khắc Tỉnh

          Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn Thiếu tướng Trần Thanh Phong

          Tổng trưởng Tài chánh Nguyễn Bích Huệ

          Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc (từ 1971 là Nguyễn Đức Cường)

          Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục Giáo sư Tăng Kim Đông

          Tổng trưởng Cải cách Canh nông và Ngư nghiệp Cao Văn Thân

          Tổng trưởng Chiêu hồi Bác sĩ Hồ Văn Châm

          Tổng trưởng Giao thông Trần Văn Viễn

          Tổng trưởng Công chánh Dương Kích Nhưỡng

          Tổng trưởng Y tế Bác sĩ Trần Minh Tùng

          Tổng trưởng Xã hội Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu

          Tổng trưởng Cựu Chiến binh Thiếu tướng Phạm Văn Đổng

          Tổng trưởng Lao động Đàm Sĩ Hiến

          Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Paul Nur

          Tồng trưởng Tư pháp Luật sư Lê Văn Thu

          Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 10 năm 1971 trong liên danh với Trần Văn Hương.

          Đứng đầu ngành tư pháp là Tối cao Pháp viện nhóm họp lần đầu ngày 22 tháng 10 năm 1968 gồm có 9 thẩm phán với nhiệm kỳ 6 năm do Công tố Viện và Luật sư Đoàn đề cử và Quốc hội bổ nhiệm.

          Nhiệm kỳ I (1968-1974), Thẩm phán Trần Minh Tiết được bầu làm Chủ tịch. Nối tiếp là Thẩm phán Trần Văn Linh làm Chủ tịch Nhiệm kỳ II (1974-1975).

          Ngoài ra còn có Giám sát Viện quy định trong Hiến pháp với 18 giám sát viên coi việc kiểm tra kế toán các cơ quan chính phủ và điều tra những nghi án tham nhũng, lạm quyền, hoặc biển thủ công quỹ

          Trong cuộc chiến, chính phủ Đệ Nhị Cộng hòa ngoài việc phải đối đầu quân sự với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn phải giải quyết việc định cư dân tỵ nạn phải sơ tán vì tình hình an ninh. Riêng vào năm 1972 có 758.000 dân phải bỏ nhà cửa chạy loạn.

          Chính phủ còn đề ra cuộc cải cách điền địa với chương trình Người cày có ruộng, được Quốc hội thông qua vào đầu năm 1970. Trong thời gian 4 năm, 750.000 hộ nông dân (khoảng 5 triệu dân) được phát hơn một triệu hecta đất.

          Vào năm 1973, sau Hiệp định Paris (được thảo luận giữa bốn bên tham chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Hoa Kỳ, Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa), quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam. Việt Nam Cộng Hòa cố gắng trì hoãn việc ký kết hiệp định, nhưng phía Mỹ đã có quyết định dứt khoát về việc này và gây áp lực cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cuối cùng, Việt Nam Cộng Hòa phải chấp nhận ký kết hiệp định.

          Bị mất viện trợ về tài lực và quân sự từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa không thể tự đứng vững được. Hiệp định Paris 1973 khiến binh sĩ hoang mang rằng “Mỹ đã bỏ rơi chăng ?”

          Vào đầu năm 1975 dưới áp lực quân sự và tình hình ngày càng nguy biến, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm từ chức ngày 3 tháng 4. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề cử Nguyễn Bá Cẩn, lúc bấy giờ là Chủ tịch Hạ viện Quốc hội, đứng ra lập Nội các mới hầu mở rộng cho các giới tham chính. Mãi đến ngày 14, Nguyễn Bá Cẩn mới đệ trình danh sách tân Nội các với danh xưng “Chính phủ Đoàn kết Quốc gia” để thay thế nhân sự.

          Thành phần chính phủ 14-23 Tháng Tư 1975

          Thủ tướng Dân biểu Nguyễn Bá Cẩn

          Phó Thủ tướng đặc trách Tổng Thanh tra kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Trần Văn Đôn

          Phó Thủ tướng phụ trách Cứu trợ và Định cư kỹ sư Dương Kích Nhưỡng

          Phó Thủ tướng đặc trách Sản xuất kiêm Tổng trưởng Canh nông và Kỹ nghệ tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo

          Quốc vụ khanh đặc trách Hòa đàm Nguyễn Xuân Phong

          Quốc vụ khanh giáo sư Phạm Thái

          Quốc vụ khanh luật sư Lê Trọng Quát

          Tổng trưởng Ngoại giao luật sư Vương Văn Bắc

          Tổng trưởng Tư pháp nghị sĩ Ngô Khắc Tịnh

          Tổng trưởng Nội vụ Bửu Viên

          Tổng trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Diệp

          Tổng trưởng Kế hoạch tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng

          Tổng trưởng Thông tin và Chiêu Hồi Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp

          Tổng trưởng Y tế Nghị sĩ Tôn Thất Niệm

          Tổng trưởng Cựu Chiến binh Thẩm phán Huỳnh Đức Bửu

          Tổng trưởng Lao động dân biểu Vũ Công

          Tổng trưởng Xã hội Trần Văn Mãi

          Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Nay Luett.

          Ngày 21 tháng 4, do sức ép lớn từ các tướng dưới quyền như Trần Văn Đôn, Cao Văn Viên, thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, bộ trưởng kinh tế Nguyễn Văn Hảo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhóm họp các nhân vật chấp chính tại Dinh Độc lập và tuyên bố từ chức và giao quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương theo Hiến pháp quy định. Buổi lễ được truyền thanh và truyền hình trực tiếp lúc 19 giờ 40 phút. Cố gắng lúc bấy giờ là để tìm cách hòa hoãn với phe Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam vì đối phương không chấp nhận thương thuyết với chính phủ của Tổng thống Thiệu.

          Ngày 23 tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn từ chức.

          Sau khi thất thủ Ban Mê Thuột, trước sự tấn công mãnh liệt của Quân Giải phóng, cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát lãnh thổ. Nhiều tướng lãnh cao cấp Việt Nam Cộng Hòa đã tự ý rời bỏ hàng ngũ. Tổng thống Dương Văn Minh, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước Quân Giải phóng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Loạt ảnh về Trại Lê Văn Duyệt trụ sở Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô .
Về quy mô vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Hồ Đắc Huân : Người thu nhặt những mảnh vỡ lịch sử của một Quân Đội bị bức tử
Những sự kiện nghiêm trọng đã từng xảy ra thời chế độ Ngô Đình Diệm :
Cướp Chùa, Chiếm Đất Để Xây Nhà Thờ
Câu Chuyện Lịch Sử . . . .
Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Xuân Thảo
Ba Ngày Cuối Tháng 8 Năm 1963 : Tài Liệu Giải Mật Của Chính Phủ Mỹ
1963 – 2013 - Năm Mươi Năm Nhìn Lại : Jean Baptiste Ngô Đình Diệm - Thời Kỳ Chưa Nắm Quyền, 1897-1954
1963 – 2013 – Năm Mươi Năm Nhìn Lại : Bát Cơm Bảo Hộ Của Ngô Đình Khôi
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3149270
Có 1 Khách Đang Online